Nhằm đáp ứng các nhu cầu của sản xuất công nghiệp, băng tải dần xuất hiện và được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Mỗi ngành nghề lại sử dụng một thiết bị với cấu tạo và công dụng riêng biệt. Vậy hệ thống băng tải phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm những gì? Ưu nhược điểm của chúng ra sao? Cùng tìm hiểu ngay thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây của HD Nhật Anh Tech nhé!
Tìm hiểu chung về các hệ thống băng tải phổ biến
Hệ thống băng tải là tập hợp của một mạng lưới các thiết bị băng tải chuyền khác nhau, có vai trò chính là vận chuyển hoặc đóng gói hàng hóa trong quy trình sản xuất. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại băng tải khác nhau, phù hợp với từng ngành nghề nhất định. Trong một cơ sở sản xuất, vận chuyển có thể sử dụng 1 hay nhiều loại băng tải khác nhau để vận chuyển hàng hóa từ điểm này đến điểm khác tùy vào quy trình các bước.
Những bộ phận chính của hệ thống băng tải
Tùy thuộc vào từng loại băng tải khác nhau mà cấu tạo của chúng cũng có sự khác biệt nhất định. Trong đó có những bộ phận chính không thể thiếu như:
- Hệ thống khung sườn/trục cố định giúp nâng đỡ băng tải, thường làm từ chất liệu chính là inox, nhôm không gỉ và thép sơn tĩnh điện.
- Hệ thống dây băng truyền động: Được làm từ nhiều chất liệu khác nhau từ cao su, nhựa PVC, PU, inox với kiểu dáng trơn, gân V, lưới hay có tai bèo, vách ngăn.
- Những cơ cấu truyền động: Cơ cấu truyền động thường là rulo kéo bằng thép hoặc inox, bộ nhông xích hoặc đai kéo.
- Động cơ kéo và bộ điều khiển: Bao gồm động cơ giảm tốc với bộ điều khiển có biến tần, sensor, cảm biến, công tắc, timer,…
- Ngoài ra còn có một số những bộ phận khác như khí nén, thủy lực, tay đỡ khung sườn,… tùy vào từng ứng dụng khác nhau.
Phân loại hệ thống băng tải phổ biến trên thị trường
Những hệ thống băng tải phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, được ứng dụng trong hầu hết các ngành nghề bao gồm:
- Hệ thống băng tải cao su chịu nhiệt và có sức tải lớn.
- Hệ thống băng tải xích chống sét gỉ, mài mòn chịu lực cao.
- Hệ thống băng tải con lăn bao gồm con lăn nhựa, PVC, thép mạ kẽm, truyền động bằng motor.
- Hệ thống băng tải đứng giúp vận chuyển hàng hóa theo chiều thẳng, lên xuống và ngược lại.
- Hệ thống băng tải cong sử dụng cho những góc cong, chuyển hướng di chuyển vật liệu.
- Hệ thống băng tải PVC, PU có trọng lượng nhẹ, dễ dàng lắp đặt và ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực sản xuất.
- Một số hệ thống băng tải khác như băng tải xoắn ốc, băng tải cấp liệu, băng tải lưới,…
Những ưu nhược điểm của hệ thống băng tải phổ biến
Những hệ thống băng tải hiện nay có nhiều ưu điểm nổi bật có thể kể tới như:
- Trọng lượng nhẹ, dễ dàng lắp đặt, vệ sinh bảo dưỡng.
- Tuổi thọ lâu dài, độ bền cao, hoạt động bền bỉ và ổn định, không gây ra tiếng ồn lớn khi vận hành.
- Phù hợp với nhiều môi trường và không gian làm việc khác nhau, có thể hoạt động tốt trong những môi khắc nghiệt.
- Có khả năng chịu nhiệt, chống mài mòn, hóa chất, chống thấm nước, va đập tốt.
- Tải trọng lớn và có thể vận chuyển được hàng hóa, vật liệu với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.
Bên cạnh đó những thiết bị này cũng tồn tại một vài nhược điểm như chi phí đầu từ và lắp đặt ban đầu khá cao. Cần bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo hoạt động trơn tru và ổn định nhất.
ĐỌC THÊM: Băng Tải Thực Phẩm
Trên đây là những gợi ý liên quan đến những hệ thống băng tải phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu lắp đặt thiết bị hãy liên hệ ngay với HD Nhật Anh Tech để được tư vấn nhanh chóng nhất từ hôm nay nhé!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.